== _(^_^)(^_^)_==
Từ đồng nghĩa
Tiết văn, cô giáo đang ôn tập cho cả lớp về từ đồng nghĩa.
Cô: Các em cho cô biết từ "bàn ủi" còn gọi là gì nào ?
Học sinh: Thưa cô "bàn là" ạ !
Cô: Tốt lắm, chữ "là" cũng có nghĩa là "ủi", chẳng hạn : "Tôi là quần áo" nghĩa là "Tôi ủi quần áo". Bây giờ em nào cho cô ví dụ khác.
Một học sinh nhanh nhẩu giơ tay và trả lời:
- Thưa cô "Mẹ em là bác sĩ" nghĩa là "Mẹ em ủi bác sĩ".
Cô: ? ! ?
=================
Logic "củ chuối"
Theo phương pháp của giáo viên tiểu học, thường rút ra bài học qua mỗi câu chuyện như: "Chớ có đùa với chú em khi ông ấy đã uống rượu"; "Không nên tính số gà trước khi trứng nở" hay "Đừng để tất cả trứng vào chung một rổ".
Trong tiết học đầu năm, cô giáo tiểu học yêu cầu mỗi học sinh kể một chuyện và rút ra bài học từ câu chuyện ấy.
Andrey là người xung phong kể đầu tiên:
- Ba em là chủ trang trại. Hàng tuần nhà em cho trứng gà vào rổ mang ra chợ bán. Một hôm chúng em bị đụng xe, trứng vỡ sạch. Bài học là: Đừng để tất cả trứng vào chung một rổ.
Đến lượt Billy:
- Cha em cũng là chủ nông trại, Một lần chúng em đặt 12 quả trứng gà vào máy ấp trứng, nhưng chỉ có 8 quả nở. Bài học là: Không nên tính số gà trước khi trứng nở.
Tức mình vì những bài học sâu sắc bị bạn biến tướng thành chuyện không đâu, Michelle kể:
- Trong chiến tranh, máy bay chở chú của em bị bắn hạ. Ông nhảy dù xuống một hòn đảo xa, trên người chỉ có một chai whisky nhỏ. Bị 12 tên địch vây bắt, ông uống hết nhẵn chai rượu rồi xông tới tiêu diệt cả 12 tên bằng tay không.
Cô giáo sốt ruột:
- Đó là câu chuyện, còn bài học là gì?
- Dạ bài học là: Chớ có đùa với chú em khi ông ấy đã uống rượu.
===============
Học sinh thời @
Cô giáo đang đọc truyện "Ba chú heo con" cho các bé nghe đến đoạn một chú heo gặp bác nông dân và xin rơm:
- Bác ơi, cho cháu xin ít rơm nhé!
Cô giáo ngừng lại hỏi:
- Các con có biết bác nông dân nói gì không?
Tèo giơ tay:
- Thưa cô, bác ấy bảo: “Trời ơi! Một con heo biết nói!”.
o O o
Thấy cậu con trai đang học bài "Sự tích bánh chưng, bánh dày", bố bèn hỏi:
- Con trai, con có biết bánh chưng có từ bao giờ không?
- Tính theo mùa thì có từ giáp Tết, tính theo ngày thì có tại hàng quà sáng lúc 5 giờ ạ!
o O o
Cô giáo hỏi trò Tèo:
- Em nghĩ gì khi tuần này đã bị điểm 2 lần thứ ba?
- Thưa cô, em đã hiểu ý nghĩa câu: "Ghét của nào trời trao của ấy".
o O o
Giờ sinh vật, thầy giáo hỏi một em học sinh:
- Trong các loại cây mà bố em trồng, em thấy cây nào cho hiệu quả kinh tế cao nhất?
- Dạ, "cây xăng" ạ!
===================
Sinh viên... quỷ
Trong giờ sử, giảng viên hỏi Jack:
- Em hãy cho biết trận Waterlo, người Pháp hay người Anh thắng trận?
- Thưa cô, em có xem trận này trên tivi… nhưng lúc có kết quả cuối cùng của trận đấu thì điện cúp đột xuất ạ!
o O o
Giờ vật lý, giảng viên nói với Ted:
- Em hãy nhắc lại cho toàn lớp nhớ về tốc độ của âm thanh?
- Thưa thầy, em không chắc lắm, vì thính giác của em đang có vấn đề ạ.
o O o
Giáo sư hỏi một sinh viên:
- Phản ứng dây chuyền là gì?
- Thưa giáo sư, giống như khi ta bơi theo để bắt một con cá chép thì phía sau có một con cá sấu đang đuổi theo ta...
o O o
Một giáo sư nói với một sinh viên ngủ gật trong lớp:
- Anh không thấy bất tiện khi tôi đang giảng bài mà anh ngủ gật sao?
- Thưa giáo sư, không có gì, xin giáo sư cứ giảng tự nhiên ạ!
o O o
Thầy giáo điểm danh: A, có không?
Dưới lớp: Dạ...
Thầy tiếp: B, có không?
Dưới lớp: Vâng...
Thầy tiếp: C, có không?
Dưới lớp: Thưa có!
Thầy nhấc kiếng: Ủa, lớp này thưa mỗi em một kiểu ha!
Dưới lớp: Dạ, để thầy hổng phát hiện ra cùng một đứa thưa đó thầy!
===================